Giờ mở cửa: 08:30 - 19:00 các ngày trong tuần Hotline hỗ trợ khách hàng: 0971005434
Tạp hoá Maru

Sự phát triển của em bé 9 tháng tuổi

Thứ Sáu, 16/07/2021
Maru content

Ở giai đoạn 9 tháng tuổi trẻ đã trở nên hiếu động, thích khám phá mọi vật xung quanh và đang dần tiến đến giai đoạn chập chững biết đi. Không chỉ có thể, trẻ 9 tháng tuổi còn biết bò, biết vẫy tay chào tạm biệt và có khá nhiều sự thay đổi trong thói quen ăn uống. Hãy cùng Maru tham khảo qua bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi như thế nào nha

     

    Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi

    Trẻ 9 tháng tuổi liên tục muốn tìm tòi và khám quá mọi thứ xung quanh hơn bao giờ hết.

    Cha mẹ hãy tạo điều kiện để cho bé thỏa thích tìm hiểu và phát triển trí não của mình bằng cách bố trí không gian phòng khách hoặc nơi vui chơi trẻ thật an toàn với nhiều đồ vật mới để trẻ thỏa sức khám phá. Hướng dẫn, giải thích và lặp đi lặp lại tên đồ vật để kích thích khả năng ngôn ngữ cho bé. Trẻ lúc này cũng đã biết bò hoặc biết vẫy tay, hôn gió khi chào tạm biệt vô cùng đáng yêu rồi đó nha. 

    Các bé 9 tháng tuổi cũng bướng bỉnh hơn khi đã bộc lộ nhiều nét tính cách mới nên đôi khi cũng khiến nhiều ông bố mẹ bỉm khá đau đầu. Vì trẻ chưa thể hiểu hết toàn bộ ý nghĩa lời nói của cha mẹ nên các bạn hãy dùng hành động, nét mặt để thể hiện rõ thái độ của mình, nhất là khi nói ”không” hoặc từ chối cho trẻ thực hiện điều gì đó. Ngoài ra, những lúc bận bịu với công việc chẳng hạn như nấu ăn, dọn dẹp hay làm việc tại nhà mà các bé lại muốn quấn lấy cha mẹ không chịu rời thì cách tốt nhất là mẹ nên cho trẻ vào nôi, cũi hoặc xe đẩy của bé để có thể dễ dàng hoàn thành việc của mình mà vẫn đảm bảo trẻ vẫn được kề cạnh sát bên. Vừa giúp trẻ không quấy khóc vừa giữ được an toàn cho con yêu để cha mẹ yên tâm hoàn thành công việc đang dang dở.

    Mẹ đã biết 9 tháng tuổi trẻ phát triển như thế nào hay chưa?

    Thật vậy, các bé bây giờ đã cao thêm khoảng 25,4 cm, tăng cân hơi chậm nhưng có thể tăng gần gấp 3 lần so với những ngày đầu mới sinh khi trẻ tròn 1 tuổi. Mỗi tháng, trẻ sẽ cao thêm khoảng 0,63 - 1,27 cm nếu được chăm sóc phát triển toàn diện. Lúc này, trẻ vẫn còn giữ được nét đáng yêu bụ bẫm làm cho cha mẹ chẳng muốn rời dù chỉ nửa bước. Thế nhưng, vẻ ngoài mũm mĩm này sẽ sớm mất đi khi trẻ bắt đầu chập chững tập đi mà thôi. Các bé sẽ thích vận động nhiều hơn, phát triển tốt về kỹ năng vận động và trí tuệ trong giai đoạn này.

    Về thể chất

    • Trẻ chuyển dần từ tư thế nằm sấp sang tư thế ngồi, biết lật từ trước ra sau và ngược lại hoặc có thể di chuyển bằng mông.

    • Tập bò, tập leo và vịn vào các đồ dùng trong nhà để tập đứng lên. Một số trẻ có những cách bò có 1-0-2 khiến cha mẹ phải bật cười đó nha.

    • Dần dà các bé sẽ tự đứng lên mà không cần trợ giúp rồi chập chững tập bước những bước đi đầu tiên.

    • Trẻ đã biết tự cầm và ăn thức ăn.

    • Bi bô tập nói một vài từ đơn và lặp lại theo phát âm của cha mẹ.

    • Trẻ biết vẫy tay, hôn gió khi chào tạm biệt.

    Về trí tuệ

    • Trẻ 9 tháng tuổi đã có thể nhìn rõ được mọi màu sắc.

    • Luôn tò mò, khám phá mọi thứ. Trẻ hay mân mê, tập đóng lại hoặc mở ra với các đồ vật hay đồ chơi mới.

    • Thể hiện rõ cảm xúc buồn rầu khi phải chào tạm biệt, chia tay với ai đó. 

    • Các bé đã biết thể hiện rõ khẩu vị, sở thích ăn uống của mình.

    • Ghi nhớ được vị trí của một số đồ vật nhất định trong nhà.

    • Biết chơi đùa cùng người khác, chẳng hạn như lăn bóng qua lại với cha mẹ.

    Đặc biệt, cột mốc phát triển rõ ràng nhất của trẻ 9 tháng tuổi là các bé đã có thể tự trườn, bò một cách nhanh nhẹn. Tuy nhiên, một số trẻ lại bỏ qua giai đoạn này mà chuyển hẳn sang giai đoạn chập chững tập đi nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng khi mãi đến bây giờ con yêu vẫn chưa thể tự bò được đâu nha. Vì nếu được bế bồng quá nhiều thì đôi khi trẻ lại lười bò, trườn. Để yên tâm hơn, cha mẹ cũng có thể xin lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa để có thể chăm sóc trẻ ngày một tốt hơn. Nhất là khi trẻ không có sự đáp lại khi được gọi tên, không tập nói bập bẹ hay không nhận ra cha mẹ. 

    Những kiến thức cần biết khi chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi

    Thời gian sinh hoạt trong ngày cho trẻ 9 tháng tuổi

    Ở giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ thường thích chơi hơn là ăn và ngủ. Các bé luôn tìm tòi và muốn khám phá mọi thứ xung quanh chẳng hạn như rất thích chơi ú òa, tỏ ra hứng thú khi cùng cha mẹ đọc sách, kể chuyện hay mân mê khám phá những món đồ chơi mới. Tuy nhiên, con yêu của bạn cũng sẽ giữ được thói quen thức dậy và ăn uống bữa sáng. Ngủ giấc ngắn vào giữa buổi rồi mới ăn trưa, ngủ trưa. Đến giữa chiều, mẹ có thể cho bé ăn thêm bữa phụ và cho con ăn tối vào khoảng 17 giờ 30. Cuối cùng trẻ sẽ chuẩn bị đi ngủ vào khoảng 19 giờ. Mẹ hãy cố gắng duy trì thói quen sinh hoạt hằng ngày của trẻ như thế này để giúp trẻ ngủ ngon hơn và ban đêm và nạp đủ năng lượng cần thiết để vui vẻ hoạt động trong suốt ngày dài.

    Kiến thức cơ bản khi chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi

    Nếu như mẹ bỉm có ý định cai sữa cho trẻ thì ngay từ bây giờ mẹ nên cho trẻ cai dùng núm vú giả để cai sữa hoặc là giảm bớt thời gian sử dụng núm vú giả trong ngày của các bé. Một số trẻ khá là yêu thích việc dùng núm vú giả vì vậy để cho trẻ hạn chế sử dụng nó thì có lẽ đây là một cuộc chiến khá cam go đối với nhiều mẹ bỉm đây. Hãy kiên nhẫn giúp trẻ bỏ bớt thói quen này một cách từ từ mẹ nhé. 

    Chẳng hạn như, mẹ chỉ nên cho trẻ dùng núm vú giả khi ngủ trưa hoặc trước khi đi ngủ cho trẻ dễ dàng ngủ say giấc hơn. Hoặc có thể để núm vú giả khuất khỏi tầm nhìn của các bé trong thời gian ban ngày để trẻ quên đi sự hiện diện của chúng. Có như vậy, mẹ mới có thể hạn chế được thói quen dùng núm vú giả của trẻ đồng thời đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng của các bé. Mẹ nên cân nhắc việc cai ti giả hay núm vú giả sớm thì sẽ tốt hơn.

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi

    Với các bé từ 8 - 12 tháng tuổi, mỗi ngày cần được nạp vào cơ thể khoảng 750 - 900 calo. Trong đó, có khoảng 400 - 500 calo đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức và phần calo còn lại sẽ được cung cấp cho cơ thể bằng con đường ăn dặm. Các mẹ cũng có thể cho trẻ bú nhiều hơn nhất là khi trẻ cảm thấy không thoải mái, trẻ bị đau hoặc đang sợ hãi điều gì đó để giúp trẻ cảm thấy an toàn. 

    Trên thực tế, mẹ không nhất thiết phải cho trẻ uống thêm bất kỳ loại nước nào trước khi trẻ được 1 tuổi nếu như trẻ vẫn đang bú sữa mẹ. Thế nhưng khi được 9 tháng tuổi, mẹ đã có thể tập cho trẻ uống từng ngụm nước nhỏ. Điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng nhai nuốt hơn, nhất là khi trẻ bắt đầu tập ăn các loại thức ăn cứng hoặc không bị cảm thấy khô miệng khi sống ở những nơi có khí hậu nóng. 

    Thêm vào đó thứ tự bữa ăn của trẻ lúc này cũng có khá nhiều sự thay đổi. Nếu như trước đây mẹ thường cho trẻ bú sữa rồi mới đến ăn dặm thì bây giờ đã có thể thực hiện ngược lại mà không phải lo ngại đến sự hấp thu dinh dưỡng của các bé. 

    Thực đơn tham khảo cho trẻ 9 tháng tuổi

    1. Khi vừa thức dậy:

    Khi trẻ thức dậy, mẹ hãy cho các bé bú khoảng 120 - 180ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

    2. Bữa sáng

    • 60ml ngũ cốc

    • 60g trái cây

    • Cho trẻ bú sữa mẹ khoảng 120 - 180ml

    3. Ăn nhẹ giữa buổi sáng

    • 60g trái cây hoặc các loại rau xanh đã qua chế biến

    • Thức ăn dặm được thái nhỏ. Lúc này mẹ nên cho sẵn nước vào một cốc nhỏ và tập cho trẻ uống thêm nước nha.

    4. Bữa trưa

    • 60ml sữa chua, thịt hoặc pho mát đã được nấu chín

    • 60g rau xanh

    • Cho trẻ bú sữa mẹ khoảng 120 - 180ml

    • Sau khi trẻ ngủ trưa, mẹ hãy cho trẻ ăn nhẹ giữa buổi chiều với khẩu phần tương tự như lúc ăn nhẹ giữa buổi sáng nhé.

    5. Bữa tối

    • 60g protein từ các loại thịt như thịt bò, thịt heo, thịt gà

    • 60g rau xanh

    • 60g trái cây

    • 60g tinh bột từ gạo, mì ống hoặc khoai tây

    • Cho trẻ bú sữa mẹ khoảng 120 - 180ml

    6. Trước khi đi ngủ

    Để cho trẻ ngủ thật sâu giấc và không bị thức giấc giữa đêm vì đói, mẹ bỉm nên cho trẻ uống thêm 180 - 240ml sữa. 

    Mẹo vặt giúp trẻ bú ngoan, bú khỏe

    Trẻ 9 tháng tuổi rất năng động nên đôi khi các bé ham chơi, mất tập trung khi bú. Vì vậy, mẹ hãy cố gắng phân tán sự chú ý của trẻ và tạo điều kiện tốt nhất cho con, giúp con tập trung hơn để tận hưởng bữa ăn của mình. Chẳng hạn như:

    • Mẹ nên cho trẻ bú ở không gian mát mẻ, yên tĩnh, không nên để đèn quá sáng thu hút sự chú ý của trẻ.

    • Sử dụng thêm các tấm che hay khăn choàng khi cho bé bú để hạn chế phân tán sự tập trung của các bé.

    • Thể hiện thái độ từ chối hoặc sẵn sàng nói “không” khi con yêu có dấu hiệu ngậm núm vú và bắt đầu ngó nghiêng nhìn ngắm mọi vật xung quanh.

    Kiên nhẫn tập cho trẻ nếm thử các loại thức ăn mới

    Trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi cũng đã mọc được một vài chiếc răng bé bé xinh xinh và đã có thể ăn thêm nhiều loại thực ăn khác nhau. Mẹ bỉm nhà mình hãy kiên nhẫn và thử áp dụng một số giải pháp sau đây:

    • Cho trẻ bú ít và thường xuyên hơn, bởi vì dạ dày của các bé vẫn còn rất nhỏ, mỗi cữ bú mẹ không nên ép trẻ bú quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Thay vào đó mẹ hay tăng số lần bú lên, mỗi lần bú sữa chỉ nên cho trẻ uống một lượng vừa phải thôi mẹ nhé.

    • Trẻ 9 tháng tuổi đã có khẩu vị riêng, mẹ không nên ép trẻ ăn những thứ trẻ không thích mà nên để cho bé tự cầm và tự lựa chọn món ăn theo ý muốn. 

    • Khuyến khích bé tự ăn bằng tay và kiên nhẫn cho trẻ thử thêm những món ăn mới như thịt gà, rau xanh, các loại bánh mì, mì ống đã được chế biến kỹ lưỡng. Lưu ý, luôn cắt nhỏ thức ăn để phù hợp với khuôn miệng và sức nhai của trẻ, hạn chế tình trạng nghẹn hay hóc thức ăn gây nguy hiểm. 

    • Tập cho trẻ thói quen sử dụng thìa để trẻ tự xúc ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên trong khoảng thời gian đầu các bé có thể mải mê chơi đùa với thìa hay thậm chí ném ra khỏi bàn. Vì vậy, mẹ hãy kiên nhẫn tập cho con thói quen này mặc dù cho trẻ sẽ thường xuyên sử dụng chúng sau khi được 1 tuổi.

    • Cho trẻ dùng cốc uống nước riêng và dạy cho trẻ cách cầm, uống nước từ cốc của mình.

    • Cung cấp khẩu phần ăn đa dạng với nhiều hình dáng kết cấu khác nhau để kích thích vị giác cho bé chẳng hạn như sữa chua, thạch trái cây, các loại thức ăn được nấu mềm và cắt nhỏ,... 

    • Khi cho trẻ thử ăn các loại thực phẩm mới, mẹ chỉ nên cho bé thử từng chút một và quan sát xem liệu rằng trẻ có bị dị ứng với loại thực phẩm mới nào hay không. Những triệu chứng dị ứng thường hay gặp phải như tiêu chảy, khó thở, nôn mửa, phát ban,...

    • Đừng quên bổ sung chuối, ngũ cốc vào thực đơn hàng ngày của trẻ để ngăn ngừa tình trạng táo bón.

    Quan tâm đến chất lượng giấc ngủ của trẻ

    Hầu hết trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi đã có thể ngủ suốt đêm dài và ngủ thêm từ 2 - 3 giấc ngủ ngắn trong ngày, mỗi giấc có thể kéo dài từ 1 - 2 tiếng. Tuy nhiên khi trẻ bị bệnh hay mọc răng cũng sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng giấc ngủ của bé. Do đó, mẹ nên cố gắng tập cho trẻ ngủ đúng giờ, hạn chế việc trẻ vừa ăn hoặc bú no là đã cho đi ngủ ngay. 

    Mẹ bỉm cũng có thể mát xa, đọc truyện cho bé để trẻ dễ vào giấc ngủ. Tạo cho trẻ một không gian thoáng đãng, hạn chế tiếng ồn để giúp trẻ ngủ ngon hơn. Đây cũng là giai đoạn mẹ có thể cho trẻ ngủ trong cũi hoặc phòng riêng dành cho trẻ. Đôi khi, sự riêng tư này lại giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ của bé lên đáng kể đó nha.

    Chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn cho trẻ 9 tháng tuổi

    Mẹ nên cho trẻ 9 tháng tuổi khám tổng quát để nắm rõ được các chỉ số phát triển của cơ thể như chiều cao, cân nặng, số đo vòng đầu. Xét nghiệm sàng lọc về nồng độ máu, chích vắc-xin phòng ngừa sởi, vắc-xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản cho trẻ trong giai đoạn này. 

    Đồng thời, khi trẻ đã biết bò, để bảo đảm an toàn cho trẻ mẹ nên che chắn cẩn thận các ổ cắm điện, đóng chặt các ngăn tủ, tháo bỏ rèm cửa sổ,...Dựng thêm các rào chắn gần bậc thềm, cầu thang hoặc các khu vực đi ra bồn tắm, hồ bơi để giữ an toàn cho bé. Để xa tầm tay trẻ những loại thuốc, hóa chất hoặc chất tẩy rửa độc hại. Các loại đồ vật, dị vật nhỏ dễ làm cho trẻ bị hóc hoặc nghẹn. Ngoài ra, khi cho trẻ ngồi ô tô thì nên trang bị ghế ngồi riêng có dây đai an toàn dành cho trẻ hoặc nên ôm trẻ ở tư thế mặt quay về phía sau ghế để giữ an toàn mẹ nhé.  

     

     

    Tin liên quan

    Các mốc phát triển của bé 1 tuổi

    Thứ Bảy, 17/07/2021
    Maru content

    Sự tăng trưởng và phát triển của bé khi 1 tuổi. Trong 12 tháng từ 1 đến 2 tuổi, mẹ sẽ thấy con không còn giống...

    Sự phát triển của em bé 11 tháng tuổi

    Thứ Sáu, 16/07/2021
    Maru content

      Những điều mẹ cần biết khi trẻ được 11 tháng tuổi Thấm thoát mới đó mà con yêu đã được 11 tháng tuổi, mẹ cũng đã...

    Sự phát triển của em bé 10 tháng tuổi

    Thứ Sáu, 16/07/2021
    Maru content

    Mỗi một ngày trôi qua, con yêu đều phát triển hơn từ việc tập lẫy, tập bò cho đến nhận thức rõ hơn về mọi...

    Tạp hoá Maru

    GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

    Giao hàng tận nhà toàn quốc

    Tạp hoá Maru

    HỖ TRỢ SHIP COD

    Thanh toán khi nhận hàng

    Tạp hoá Maru

    HỖ TRỢ ĐỔI TRẢ

    Đổi/trả ngay khi có sự cố

    Tạp hoá Maru

    CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

    Hàng chính hãng 100%

    Gọi ngay cho Bobisu nhé!
    Chat với chúng tôi qua Zalo
    Đến cửa hàng