Giờ mở cửa: 08:30 - 19:00 các ngày trong tuần Hotline hỗ trợ khách hàng: 0971005434
Tạp hoá Maru

Sự phát triển của em bé 8 tháng tuổi

Thứ Sáu, 16/07/2021
Maru content

Con yêu của bạn lại bước sang một cột mốc phát triển mới, các bé dường như bận rộn hơn vì mải mê bò trườn để khám phá mọi thứ xung quanh bằng việc bỏ tất cả những gì cầm, nắm được cho vào miệng. Vì vậy, để chăm sóc và nuôi dạy trẻ 8 tháng tuổi phát triển một cách toàn diện, mẹ bỉm hãy cùng Maru tham khảo bài viết sau đây nha.

    Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi

    Bộ não của các bé 8 tháng tuổi tựa như một miếng bọt biển hút sạch mọi thông tin từ môi trường xung quanh. Do đó, mẹ hãy cho trẻ nghe thêm nhiều loại âm thanh khác nhau và quan sát xem con yêu đang nhún nhảy theo nhịp điệu như thế nào. Đây cũng là giai đoạn trẻ học thêm nhiều từ mới, vì vậy cha mẹ hãy tạo thói quen nói to, rõ ràng khi trò chuyện với bé cũng như cùng con yêu đọc và hát theo những bài đồng dao hay ca khúc thiếu nhi mà trẻ ưa thích để giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ.

    8 Tháng tuổi, trẻ cũng đã đủ lớn để bôi kem chống nắng và vui chơi dưới ánh mặt trời nhiều hơn. Mẹ hãy cân nhắc lựa chọn các loại kem chống nắng có thành phần an toàn với làn da mỏng manh của trẻ để giúp các bé thỏa thích vui chơi, khám phá môi trường xung quanh. Mẹ cũng đừng quên dành riêng cho mình một ít thời gian để hẹn hò cùng chồng hoặc nhờ người trông trẻ trong vài giờ đồng hồ để bản thân có thêm thời gian nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng sau những ngày chăm con vất vả. 

    Các cột mốc phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

    Cân nặng trung bình của bé trai 8 tháng tuổi là 8,7kg với chiều cao là 70,4cm còn bé gái sẽ nặng khoảng 7,91kg và cao gần 65cm.

    Phát triển về thể chất

    • Trẻ biết chuyền đồ vật từ tay này sang tay kia.

    • Lật người từ bên này sang bên kia và người lại.

    • Trẻ đã có thể tự ngồi mà không cần nhờ cha mẹ giúp sức.

    • Nhảy lên khi đang ở tư thế đứng.

    • Chân cũng đã bắt đầu chịu được nhiều trọng lượng hơn.

    • Biết lắc lư người qua lại, đung đưa tay và đầu gối.

    • Có thể biết nhích người dần về phía sau.

    • Tự đứng lên bằng cách vịn, bám vào các đồ nội thất trong nhà. 

    • Trẻ đã có thể biết bò hoặc đang trong quá trình tập bò.

    • Sử dụng cả bàn tay sờ vào đồ vật rồi tiến dần đến việc nắm, cầm đồ vật bằng ngón trỏ và ngón cái.

    • Thị lực của trẻ lúc này đã phát triển gần bằng với người lớn khi có thể nhìn bao quát cả phòng.

    • Trẻ biết sắp xếp và cầm, nắm, ném các loại đồ chơi.

    Phát triển về trí tuệ

    • Biết tạo ra những âm thanh cụ thể gắn với cảm xúc vui, buồn, thất vọng

    • Trẻ biết tạo âm thanh đáp lời khi được trò chuyện, phản ứng lại khi ai đó gọi tên mình.

    • Nhận biết được những khuôn mặt quen thuộc .

    • Biết đáp lại bằng khi có người lạ muốn bế bồng bằng việc sợ hãi, khóc hay quay sang cha mẹ, người thường xuyên chăm sóc trẻ.

    • Trẻ thích soi gương.

    • Bắt đầu nói được các nguyên âm như “ơ, ô, a”, bập bẹ phụ âm “m, b”. 

    • Biết thể hiện cảm xúc vui vẻ hay buồn rầu với người khác.

    • Ghi nhớ vị trí các đồ vật ở trong phòng mà trẻ yêu thích.

    • Mò mẫm, khám phá đồ vật bằng cả vị giác và xúc giác.

    • Trẻ cũng đã hiểu được các từ cơ bản và hiểu rõ được khái niệm “nguyên nhân và kết quả”.

    Một số lưu ý mẹ bỉm cần ghi nhớ khi trẻ 8 tháng tuổi

    Dĩ nhiên, mỗi trẻ sẽ có sự phát triển không giống nhau thế nhưng con yêu của bạn mà có những dấu hiệu sau đây thì nên liên hệ ngay đến bác sĩ để kiểm tra và đánh giá sự phát triển của trẻ mẹ nhé. Chẳng hạn như:

    • Không cố gắng khám phá đồ vật xung quanh.

    • Không phản hồi lại với âm thanh hay không phát ra được bất kỳ âm thanh nào.

    • Trẻ không cầm được các vật dụng nhỏ như lục lạc, thú bông và cho vào miệng.

    • Trẻ không đáp lại tình cảm cũng như không cười đùa, la hét khi vui vẻ.

    • Trẻ không thể tự lăn, lật người qua lại.

    • Gặp khó khăn khi cử động phần đầu của mình.

    • Không tăng cân.

     

    Những kiến thức cần biết khi chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi

    Thói quen sinh hoạt trong ngày của trẻ

    Thông thường trong một ngày, trẻ 8 tháng tuổi thường có thời gian biểu sinh hoạt như sau:

    • 7:00 - Trẻ thức dậy, nũng nịu, ôm ấp trong vòng tay mẹ rồi mới ăn sáng.

    • 8:00 - Chơi đùa, khám phá đồ vật xung quanh.

    • 10:00 - Trẻ thường ngủ giấc ngắn giữa buổi sáng.

    • 12:30 - Trẻ ăn trưa bằng việc bú mẹ hoặc bú sữa bình.

    • 13:00 hoặc 14:00: Ngủ trưa.

    • 17:30: Trẻ ăn tối và chơi đùa cùng bố mẹ.

    • 19:00: Trẻ bắt đầu đi ngủ.

    Kiến thức cơ bản khi chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi

    Phần lớn trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi đều đã biết bò. Thế nhưng con yêu của bạn trong giai đoạn này mà vẫn chưa thể tự bò được thì cũng không cần phải quá lo lắng. Bởi mỗi trẻ sẽ có khoảng thời gian phát triển khác nhau, nhất là trong việc biết bò hay biết đi. Đồng thời, trẻ 8 tháng tuổi đã nắm rõ khái niệm về nguyên nhân - kết quả cho nên các bé sẽ thường tự thử thực hiện những việc như khi nhấn nút ở món đồ chơi này thì sẽ tạo ra được âm thanh hay tự mò mẫm mở xem bên trong hộp đồ chơi có những gì. Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tự bò trườn lên phía trước bằng cách đặt một vài món đồ chơi vừa tầm với so với trẻ. Hãy thoải mái tận hưởng những cái ôm ghì khi trẻ nũng nịu và an tâm để cho trẻ tự do phát triển theo tốc độ của các bé mẹ nhé. 

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi

    Đến khi được 8 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu chuyển sang ăn nhiều thức ăn dặm nấu ở dạng đặc nhiều hơn là bú sữa mẹ hay uống sữa công thức. Sự phát triển nổi bật nhất của trẻ trong giai đoạn này đó là các bé đã có thể tự cầm nắm đồ vật, cầm thức ăn bằng ngón trỏ và ngón cái. Nhờ đó mà mẹ cũng có thể tự tin hơn khi cho trẻ tự cầm và ăn thức ăn bằng tay những loại thực phẩm mới như trái cây được thái hạt lựu hay thịt, pho mát, các loại đậu đã được nấu chín và thái nhỏ .

    Mặc dù trẻ đã chuyển sang ăn dặm với thức ăn ở dạng đặc nhiều hơn thế nhưng bấy nhiêu đó vẫn chưa thể đáp ứng đủ 450 calo mỗi ngày. Vì vậy, trẻ vẫn cần nạp thêm vào cơ thể khoảng 720ml sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ cũng có thể cho trẻ bú thêm vào các khoảng thời gian khác trong ngày, miễn là trước khi cho trẻ ăn dặm vào bữa trưa.

    Không chỉ có thế, mẹ nên tiếp tục cho bé ăn thử nhiều loại thực phẩm mới để làm phong phú hơn các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể trẻ cũng như giúp cho bé làm quen với nhiều hình dạng và mùi vị của thức ăn hơn. Nếu như trẻ đã mọc răng thì mẹ có thể cho trẻ ăn các loại thực phẩm có dạng cứng. Ngược lại, với trẻ chưa mọc răng thì chỉ nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm được nấu chín mềm để bảo vệ răng miệng cho các bé.

    Những mẹo cần nhớ khi tập cho trẻ 8 tháng ăn dặm

    • Đầu tiên, mẹ nên cho trẻ thử ăn nhiều lần cùng một loại thức ăn và quan sát xem trẻ có thật sự ghét món ăn đó hay không. Dù cho lần đầu tiên trẻ có vẻ không hứng thú lắm nhưng mẹ hãy kiên trì tập cho trẻ quen dần với mùi vị và hình dạng của món ăn này nha. 

    • Hình dạng, màu sắc của phân và tần suất đi tiêu của trẻ sẽ có sự thay đổi đáng kể khi bắt đầu ăn những loại thức ăn dặm ở dạng đặc hơn.

    • Ban đầu hãy tập cho trẻ ăn từ 1 - 2 muỗng canh thức ăn mỗi lần và ăn từ 2 - 3 lần trong một ngày và ăn khi đang cho trẻ bú. Sau đó tăng dần lên khoảng 4 - 5 lần để cho trẻ quen dần. 

    • Không nên ép trẻ ăn hết khẩu phần ăn, nhất là khi các bé bắt đầu ngậm miệng hay quay mặt sang chỗ khác.

    • Lưu ý không nên cắt thực phẩm quá to sẽ khiến trẻ dễ bị nghẹn khi ăn. Đồng thời, mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong đâu nha. 

    • Tập cho trẻ dùng các loại chén, dĩa nhỏ, muỗng, nĩa và cốc nhỏ cho trẻ em để trẻ làm quen dần và học cách sử dụng chúng khi ăn.

    • Trẻ 8 tháng tuổi chỉ đang học cách nhai và nuốt nên đôi khi trong quá trình ăn uống các bé lại quên khuấy đi việc phải nhai và hoàn toàn nuốt “ực” thức ăn xuống cổ họng dễ dẫn đến tình trạng nôn khan khi ăn. 

    • Nếu như trẻ thường xuyên bị nôn trớ, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để thăm khám tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp. Đảm bảo rằng khi đó con yêu của bạn đang không bị mắc nghẹn hay hóc phải dị vật nào.

    Bởi vì trong giai đoạn này, các bé đã bắt đầu ăn nhiều thức ăn ở dạng đặc hơn đồng thời luôn năng động khám phá mọi thứ xung quanh nên có thể các bé tỏ ra ít thích bú mẹ hay dễ mất tập trung hơn trong khi bú. Đây cũng là sự phát triển thường tình của trẻ, do đó mẹ cũng không nên buồn bực quá nhiều khi con yêu bắt đầu hơi xa cách để phát triển lớn lên từng ngày.

    Ngoài ra, một số trẻ sẽ tự động cai sữa trong thời gian này. Tuy nhiên để tốt nhất cho sự phát triển của các bé mẹ hãy cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ cho đến khi một tuổi nha. Để giúp con bú tốt hơn mẹ hãy lựa chọn những không gian yên tĩnh, tránh bớt tiếng ồn từ môi trường bên ngoài. Đồng thời sử dụng thêm tấm che hay khăn choàng khi cho bé bú để hạn chế phân tán sự tập trung của các bé.

    Giấc ngủ của trẻ 8 tháng tuổi

    Thông thường, trẻ 8 tháng tuổi thường sẽ ngủ trung bình từ 13 - 14 giờ mỗi ngày. Theo thói quen, trẻ sẽ ngủ theo giấc cố định từ 3 - 4 giờ hoặc một vài trẻ lại ngủ thành nhiều giấc ngắn hơn.

    Trí não của trẻ cũng đã phát triển khá tốt, các bé đã có thể nhận biết được cha mẹ vẫn luôn kề cạnh ngay cả khi không nhìn thấy cha mẹ hiện diện trong phòng. Trẻ hiểu được khi khóc sẽ gây được sự chú ý để cha mẹ quay trở lại phòng cùng mình. Vì vậy, cha mẹ nên kiên nhẫn và nhất quán trong mọi hành động với bé, giúp cho bé cảm thấy thoải mái hơn trước khi ngủ và tập quen dần với thói quen này. Cha mẹ cũng có thể đến bên cạnh vỗ về hoặc quay trở lại phòng thêm một vài lần để xoa lưng, hôn thật nhanh để cho bé cảm thấy an toàn hơn. Cố gắng tuân thủ những thói quen mà mẹ đã tạo ra trước đó để trẻ không bối rối thêm với bất kỳ sự thay đổi nào nữa.  

    Chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn cho trẻ 8 tháng tuổi

    Trẻ 8 tháng tuổi sẽ mọc răng liên tục mọc răng trong vài tháng tới nên mẹ hãy ghi nhớ thêm những mẹo vặt hay ho để giúp trẻ bớt khó chịu hơn trong giai đoạn này. Đừng quên vệ sinh răng miệng cho trẻ thật sạch sẽ kể cả khi các bé vẫn chưa mọc chiếc răng nào cả. Khi những chiếc răng đầu tiên xuất hiện, mẹ đã có thể cho trẻ sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng dành cho trẻ em rồi đó.

    Trẻ 8 tháng tuổi bắt đầu biết cách cầm, nắm các loại đồ vật hay thức ăn cho vào miệng nên mẹ bỉm cần quan sát thật kỹ lưỡng, tránh trường hợp trẻ nuốt phải dễ dẫn đến tình trạng nghẹt thở, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho trẻ mẹ nên:

    • Làm cho ngôi nhà của mình thật an toàn với trẻ.

    • Yêu cầu khách cởi giày trước khi vào nhà và luôn đảm bảo sàn nhà được vệ sinh sạch sẽ để cho trẻ thoải mái bò, trườn.

    • Mẹ có thể cân nhắc đầu tư thêm một chiếc máy hút bụi để giảm tải công việc nhà cho bản thân mà vẫn đảm bảo nhà cửa luôn trong tình trạng sạch sẽ.

    • Không bao giờ để cho trẻ tự ăn một mình mà không có người lớn giám sát.

    • Ngăn ngừa những nguy cơ khiến trẻ dễ bị nghẹt thở như khi trẻ nuốt phải đồng xu, đá, nho, xúc xích hay bỏng ngô.

    • Cố định thật chặt mọi đồ nội thất trong nhà như tủ quần áo, tivi, giá sách để loại bỏ nguy cơ những đồ dùng này rơi, ngã đè vào người trẻ.

    • Nếu như trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó dẫn đến sốc phản vệ thì mẹ nên liên hệ ngay đến bác sĩ và học cách sử dụng bút tiêm Epi-Pen để điều trị sốc phản vệ khi cần thiết. Cha mẹ cũng có thể tham gia các khóa học về xử lý tình trạng sốc phản vệ cho trẻ để biết cách phòng tránh và xử lý kịp thời. Đồng thời học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm từ các bậc phụ huynh khác khi đã từng gặp phải trường hợp tương tự.

    • Dọn sạch các loại cây trồng, chén thức ăn của thú cưng, hộp đựng rác trong nhà ra xa khỏi tầm tay của trẻ.

     

     

    Tin liên quan

    Các mốc phát triển của bé 1 tuổi

    Thứ Bảy, 17/07/2021
    Maru content

    Sự tăng trưởng và phát triển của bé khi 1 tuổi. Trong 12 tháng từ 1 đến 2 tuổi, mẹ sẽ thấy con không còn giống...

    Sự phát triển của em bé 11 tháng tuổi

    Thứ Sáu, 16/07/2021
    Maru content

      Những điều mẹ cần biết khi trẻ được 11 tháng tuổi Thấm thoát mới đó mà con yêu đã được 11 tháng tuổi, mẹ cũng đã...

    Sự phát triển của em bé 10 tháng tuổi

    Thứ Sáu, 16/07/2021
    Maru content

    Mỗi một ngày trôi qua, con yêu đều phát triển hơn từ việc tập lẫy, tập bò cho đến nhận thức rõ hơn về mọi...

    Tạp hoá Maru

    GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

    Giao hàng tận nhà toàn quốc

    Tạp hoá Maru

    HỖ TRỢ SHIP COD

    Thanh toán khi nhận hàng

    Tạp hoá Maru

    HỖ TRỢ ĐỔI TRẢ

    Đổi/trả ngay khi có sự cố

    Tạp hoá Maru

    CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

    Hàng chính hãng 100%

    Gọi ngay cho Bobisu nhé!
    Chat với chúng tôi qua Zalo
    Đến cửa hàng