Giờ mở cửa: 08:30 - 19:00 các ngày trong tuần Hotline hỗ trợ khách hàng: 0971005434
Tạp hoá Maru

Sự phát triển của em bé 2 tuần tuổi

Thứ Sáu, 16/07/2021
Maru content

Trước hết, xin chúc mừng những ông bố mẹ bỉm đã trải qua tuần đầu tiên được lên chức cha mẹ. Cảm giác tự tay chăm sóc con yêu vừa mới lọt lòng chắc hẳn gặp phải nhiều bỡ ngỡ và khó khăn đúng không nào? Vậy khi trẻ bước sang tuần thứ 2 sẽ có những thay đổi gì khác cũng như cha mẹ nên chăm sóc các bé như thế nào, hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau nha.

    Mẹ bỉm cần lưu ý điều gì khi trẻ sơ sinh được 2 tuần tuổi?

    Trải qua tuần đầu tiên với nhiều điều lạ lẫm khi tự tay chăm sóc trẻ sơ sinh thì sang tuần thứ 2, mẹ bỉm dường như dễ thở hơn một xíu khi bắt đầu tập quen dần cũng như cơ thể đang được dần hồi phục trở lại. Mẹ sẽ bắt đầu làm quen với các cữ bú, giờ giấc ăn ngủ của trẻ và thiết lập lại nhịp sống sinh hoạt của mình sao cho phù hợp.

    Trẻ dường như cũng có nhiều thời gian thức dậy, tỉnh táo hơn so với tuần đầu mới sinh, dần dần phát triển não bộ và nhịp sinh hoạt ăn ngủ trong ngày. Trong tuần này, trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển nhanh chóng nên sẽ bú nhiều hơn. Mỗi ngày đi tiêu ra phân vàng khoảng 3 lần và tiểu tiện ít nhất là 6 lần. Vì vậy hãy chuẩn bị đủ số lượng tã cần thiết mỗi ngày cho bé nha.

    Đây cũng là thời điểm các mẹ có thể gặp phải tình trạng bị đau hoặc bị chảy máu, cương sữa khi cho con bú. Nếu như tình trạng không tự thuyên giảm mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn kịp thời, tránh để lâu vừa ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ vừa làm tăng nguy cơ ngực bị nhiễm trùng. Đừng quên chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho bản thân thật tốt để có thể hồi phục nhanh chóng sau khi sinh mẹ nhé. 

    Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

    Thông thường trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi sẽ quay trở về cân nặng lúc mới sinh ra hoặc có thể giảm đi đôi chút. Do đó, mẹ bỉm không cần phải quá lo lắng vì các bé vẫn đang lớn lên từng ngày. 

    Mỗi tuần trẻ sẽ tăng lên khoảng 20 - 30g và phát triển từ 4,5 - 5cm trong tháng đầu tiên.Mẹ có thể nhận thấy rõ ràng qua những việc như trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn, bú sữa nhiều hơn hoặc ngủ với giấc dài hơn bình thường. Riêng về phần đầu của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi sẽ có sự khác biệt đôi chút so với khi mới sinh ra vì các vết sưng tấy hay biến dạng trong quá trình sinh nở đã được hồi phục.

    Phát triển về cơ thể 

    Khi trẻ sơ sinh được 2 tuần tuổi mẹ sẽ nhận thấy các bé không còn ngủ quá nhiều so với tuần đầu mới sinh nữa và đã tỉnh táo hơn rất nhiều, có thể thức được trong khoảng thời gian dài hơn. Một số vết trầy xước hay bầm tím trên mí mắt hoặc những mạch máu trong mắt trẻ bị vỡ do tác động của quá trình sinh nở cũng sẽ dần biến mất trong giai đoạn này. 

    Ngoài ra, cơ thể của bé có thể xuất hiện một vài vết bớt do quá trình u máu hình thành. Lưu ý, nếu như vết bớt xuất hiện ở những vị trí bất thường như ở gần mắt hoặc miệng thì mẹ không nên chủ quan mà hãy liên hệ ngay đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kỹ lưỡng.

    Phát triển về trí tuệ

    Trẻ sơ sinh được 2 tuần tuổi vẫn còn trong quá trình phát triển, hoàn thiện cơ thể. Lúc này các bé mới có thể có những phản xạ giật mình khi nghe được âm thanh quá lớn. Trẻ biết quấy khóc, khó chịu khi đói hoặc vừa đi tiêu đi tiểu xong. Thị lực của bé cũng đã dần phát triển hơn, có thể nhìn thấy mẹ được rõ ràng trong khoảng cách khi mẹ đang cho trẻ bú sữa. 

    Nếu như ở giai đoạn này mà các bé không phản ứng lại với những âm thanh lớn, khó thức dậy để bú sữa hoặc tỏ ra đau đớn quấy khóc vô cớ thì mẹ nên cho trẻ kiểm tra toàn diện xem con yêu của mình có đang phát triển một cách bình thường hay có đang mắc phải bệnh lý tiềm ẩn nào hay không.

    Kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

    Nắm rõ thời gian sinh hoạt một ngày của trẻ

    Vừa chào đời chỉ mới 2 tuần nên con yêu của bạn vẫn ngủ liên tù tì, đôi khi các bé có thể ngủ lên đến 18 tiếng mỗi ngày. Mẹ cũng có thể lựa chọn phương pháp da kề da, gần gũi với các bé nhiều hơn để giúp ích cho sự phát triển của trẻ. Điều này cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp trẻ bú tốt hơn, tăng cân tốt cũng như làm giúp cho sữa mẹ trở nên dồi dào hơn. Mẹ cũng đừng quên cho phép bản thân nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và tập đi lại để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. 

    Khung giờ vàng để tắm cho trẻ 2 tuần tuổi

    Thông thường, trẻ 2 tuần tuổi không cần tắm thường xuyên mỗi ngày và chỉ tắm sau khi đã rụng rốn hoàn toàn. Mẹ có thể sử dụng các loại thau hay chậu tắm dành cho trẻ và quan sát xem con yêu có thật sự thích nước trong giai đoạn này hay không nha. Đồng thời, mẹ nên tắm và mát xa cho trẻ trước khi ngủ và chỉ tắm vào lúc trẻ còn tỉnh táo, tắm ở những nơi kín gió để đảm bảo an toàn an toàn cho sức khỏe mỏng manh của các bé.

    Chăm sóc kỹ lưỡng vùng rốn cho trẻ sơ sinh

    Việc chăm sóc kỹ lưỡng vùng rốn cho trẻ là rất quan trọng, mẹ phải đảm bảo vệ sinh vùng rốn cho bé thật sạch, tránh để ẩm ướt sẽ dễ làm cho vi khuẩn tấn công, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Phần cuống rốn sẽ tự khô lại và rụng ra trong khoảng thời gian này, mẹ bỉm có thể lựa chọn vứt đi hoặc lưu giữ lại để làm kỉ niệm tùy theo sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, nếu như trẻ được 2 tuần tuổi mà vẫn chưa rụng rốn thì mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cách xử lý chi tiết.

    Ở giai đoạn này, sau khi đi ngoài ra hết phân su thì trẻ sẽ có thể đi tiêu dạng phân lỏng khoảng 3 lần/ngày và tiểu tiện khoảng 6 lần hoặc có thể nhiều hơn. Do đó, cha mẹ có thể lựa chọn sử dụng các loại tã mặc một lần để nhận biết được tã có bị ướt hay không. Đừng quên vệ sinh thật sạch sẽ cho bé sau mỗi lần thay tã mẹ nhé. 

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuần tuổi

    Với những mẹ bỉm lần đầu làm mẹ thì thật khó để nhận biết con yêu khi nào đang đói và cần cho bú. Mẹ hãy ghi nhớ những dấu hiệu phổ biến sau đây đẩy giúp trẻ bú đúng giờ đúng cữ để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn nha.

    • Cho trẻ bú khi vừa các bé vừa thức dậy hoặc cho bú lúc trẻ đang tỉnh táo chơi đùa.

    • Khi trẻ đang vung tay, chân hoặc đưa ngón tay, nắm tay vào miệng để nút.

    • Trẻ đang mút môi trên hoặc mút lưỡi.

    • Quay mặt về phía vú mẹ khi đang được ẵm bồng để tìm sữa.

    • Trẻ tạo ra những âm thanh nhỏ hoặc thở dài, quấy khóc.

    Các mẹ cũng nên lưu ý tạo cho trẻ thói quen thức dậy sau 2 - 3 giờ ngủ để bú sữa, mỗi cữ bú có thể kéo dài từ 15 phút cho đến một giờ đồng hồ. Mẹ nên cho trẻ bú lại sau mỗi 4 - 5 tiếng so với lần bú sữa trước đó hoặc cho bú ngay khi các bé có dấu hiệu đói và đòi sữa. Đặc biệt, nuôi con bằng sữa mẹ trong giai đoạn này là rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của các bé. Nếu như mẹ không đủ sữa thì có thể lựa chọn sử dụng thêm các loại sữa non hay sữa công thức trên thị trường để đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. 

    Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

    Như các bạn đã biết, trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi thường sẽ ngủ khoảng hơn 18 giờ đồng hồ một ngày. Đôi lúc các bé có thể ngủ liên tục trong suốt 4 - 5 giờ đồng hồ. Mẹ cũng đừng vì thế mà quá lo lắng. Cha mẹ không nên đánh thức khi các bé đang ngủ say và phải lưu ý về sự an toàn khi ngủ cho các bé. Hạn chế không nên để trẻ ngủ trong ghế xe hơi, ngủ lại xích đu hay các loại ghế dành cho trẻ em hay ngủ gật khi đang được người lớn ẵm bồng.

    Một số lưu ý về sức khỏe của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

    Nếu như trẻ đã tiêm ngừa viêm gan B khi vừa mới sinh thì trong giai đoạn 2 tuần tuổi này các bé không phải tiêm thêm bất kỳ loại vắc-xin nào nữa. Cha mẹ chỉ cần quan tâm đến chất lượng giấc ngủ và đảm bảo cho trẻ bú đúng cữ sữa. Đồng thời, các mẹ cũng nên lưu ý:

    • Không nên để trẻ một mình trên giường hay bất kỳ bề mặt cao nào vì có khả năng trẻ bất chợt bị giật mình và dễ trượt ngã ra khỏi giường vô cùng nguy hiểm.

    • Sức đề kháng của bé còn rất yếu, dễ nhiễm bệnh nên mẹ bỉm hãy hạn chế việc khách đến thăm ẵm bồng hay đưa trẻ ra ngoài những nơi công cộng.

    • Mẹ bỉm hoặc các thành viên trong gia đình nếu như thường xuyên chăm sóc, bế bồng trẻ thì nên tiêm ngừa các loại vắc-xin phòng ngừa, chẳng hạn như vắc-xin cúm để bảo vệ an toàn cho bản thân và cho trẻ.

    • Chú ý quan sát từng biểu hiện, thay đổi của trẻ để sớm phát hiện được những tình trạng bất thường. Chẳng hạn như khi trẻ sốt cao, bú kém, nôn mửa hay thậm chí là hôn mê thì nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để thăm khám kịp thời. 

    • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để ngăn ngừa tình trạng trầm cảm sau khi sinh.

    Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh được 2 tuần tuổi, mẹ bỉm có thể gặp phải một số vấn đề như:

    • Trở ngại khi cho con bú: Núm vú của mẹ sẽ dễ bị đau, nứt hoặc chảy máu khi cho con bú.Mẹ có thể tham khảo hoặc xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để khắc phục tình trạng này.

    • Viêm vú: Nếu như sữa của mẹ quá nhiều mà trẻ không kịp bú hết thì sẽ dễ gặp phải việc bị tắc tia sữa dễ dẫn đến nhiễm trùng đau đớn phải tự thông tia sữa hoặc dùng kháng sinh để điều trị. Vì vậy, khi có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, đầu vú bị sưng đỏ tấy thì có khả năng cao các mẹ đang bị tắc tia sữa hoặc viêm vú. Mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên, hút sữa hoặc có thể sử dụng túi chườm để chườm ấm quanh bầu ngực hoặc tắm dưới vòi hoa sen và giữ gìn vệ sinh khu vực này thật sạch sẽ để ngăn ngừa tình trạng trên.

    • Một số biến chứng sau sinh: Ở tuần thứ hai sau khi sinh, cơ thể của mẹ bỉm vẫn chưa phục hồi hoàn toàn cho nên mẹ nên lưu tâm đến sức khỏe của mình, ngăn ngừa gặp phải những biến chứng sau sinh. Nếu như sinh mổ, mẹ hãy kiểm tra vết thương xem có bị sưng tấy đỏ hoặc chảy dịch hay không. Còn sinh thường, mẹ nên lưu ý đến dịch tiết ra có mùi hôi hay không, lượng máu chảy ra khỏi cơ thể, cảm giác đau ở vùng xương chậu có tăng lên hay không,... Hoặc cảm thấy có bất kỳ sự bất thường nào trong cơ thể thì mẹ nên đến ngay bệnh viện để kịp thời điều trị. Đừng chủ quan về sức khỏe của mình mẹ nhé.

     

    Tin liên quan

    Các mốc phát triển của bé 1 tuổi

    Thứ Bảy, 17/07/2021
    Maru content

    Sự tăng trưởng và phát triển của bé khi 1 tuổi. Trong 12 tháng từ 1 đến 2 tuổi, mẹ sẽ thấy con không còn giống...

    Sự phát triển của em bé 11 tháng tuổi

    Thứ Sáu, 16/07/2021
    Maru content

      Những điều mẹ cần biết khi trẻ được 11 tháng tuổi Thấm thoát mới đó mà con yêu đã được 11 tháng tuổi, mẹ cũng đã...

    Sự phát triển của em bé 10 tháng tuổi

    Thứ Sáu, 16/07/2021
    Maru content

    Mỗi một ngày trôi qua, con yêu đều phát triển hơn từ việc tập lẫy, tập bò cho đến nhận thức rõ hơn về mọi...

    Tạp hoá Maru

    GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

    Giao hàng tận nhà toàn quốc

    Tạp hoá Maru

    HỖ TRỢ SHIP COD

    Thanh toán khi nhận hàng

    Tạp hoá Maru

    HỖ TRỢ ĐỔI TRẢ

    Đổi/trả ngay khi có sự cố

    Tạp hoá Maru

    CAM KẾT CHẤT LƯỢNG

    Hàng chính hãng 100%

    Gọi ngay cho Bobisu nhé!
    Chat với chúng tôi qua Zalo
    Đến cửa hàng